Các Di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam
     
Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam có 10 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
 
Các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, được thực hiện theo quy định tại Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, do Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua ngày 17-10-2003, tại Phiên họp lần thứ 32 diễn ra tại Thủ đô Paris (CH Pháp), từ 29 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 2003, có hiệu lực từ 9-2005. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước từ 4-2006.
 
Hội nghị lần thứ 3 tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào 11-2008, Ủy ban Liên chính phủ về bảo tồn di sản phi vật thể của UNESCO đã đưa ra 2 danh sách:
 
 
Nhã nhạc Cung đình Huế (Ảnh: internet)
 
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại;
 
- Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại trước đây, nay được chuyển vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại).
Từ năm 2003 đến nay, Việt nam có 10 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới (8 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp) theo thứ tự thời gian từ trước đến sau:
 
I. Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
 
1. Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam
 
- Nhã nhạc, có ý nghĩa “Âm nhạc tao nhã", ra đời từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ XX, là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hoặc những dịp đón tiếp chính thức.
 
- Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào 7-11-11 2003. Năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
 
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (Ảnh: internet)
 
2. Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
 
- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên phạm vi gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên Trung Bộ của Việt Nam.
 
- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới ngày 15-11-2005. Năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Ảnh: internet)
 
3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
 
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam tập trung ở 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
 
Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 30-9-2009.
 
4. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng ở Hà Nội
 
Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 16-11-2010.
 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ (Ảnh: internet)
 
5. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ
 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 6-12-2012.
 
6. Đờn ca tài tử Nam Bộ
 
Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 5-12-2013.
 
Ảnh: Internet
 
7. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
 
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 27-11-2014. 
 
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (Ảnh: internet)
 
8. Nghi lễ và Trò chơi Kéo co ở Việt Nam
 
Nghi lễ và Trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02-12-2015. Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay.
 
II. Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
 
1. Ca trù
 
Ca trù được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp ngày 1-10-2009. 
 
Hát Xoan Phú Thọ (Ảnh: internet)
 
2. Hát Xoan Phú Thọ
 
Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp ngày 24-11-2011.
 
                                                                                   Nguồn: Đỗ Vũ - http://thegioidisan.vn
TIN LIÊN QUAN