Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cần Thơ mùa nước nổi
     
Đi bằng gì, ăn gì, ở đâu, chơi đâu… là những câu hỏi bạn cần trả lời khi lên kế…

Đi bằng gì, ăn gì, ở đâu, chơi đâu… là những câu hỏi bạn cần trả lời khi lên kế hoạch phượt Cần Thơ mùa nước nổi.
kinh-nghiem-du-lich-can-tho-1

1. Chi phí đi như thế nào?
Dự chi (khởi hành từ TP.HCM) Đến Cần Thơ mùa nước nổi, bạn sẽ được chèo xuồng trong các con rạch, hái hoa điên điển, thưởng thức các món ăn từ cá linh.

Nếu đi bằng xe khách: 300.000 đồng một người hai chiều.

Đi xe máy, tiền xăng: 200.000 đồng.

Ăn uống: 40.000 đồng một người một bữa.

Ở: 250.000 đồng một đêm.

Vé tham quan: 50.000 đồng vào khu du lịch Mỹ Khánh. Các điểm đến khác miễn phí.

Mua quà: 300.000 đồng.

Dự chi khoảng 700.000-1.000.000 triệu đồng một người cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm.

kinh-nghiem-du-lich-can-tho-6

Chợ đêm Cần Thơ

2. Đi vào thời gian nào? 

Từ tháng 9-11 hàng năm là mùa nước nổi ở miền Tây. Đây là thời gian tốt nhất để bạn khám phá Cần Thơ mùa nước nổi. Ngoài ra, bạn có thể đến đây từ tháng 12-4. Lúc này, thời tiết dễ chịu, không mưa.

3. Đi bằng gì?

Tùy địa điểm xuất phát và chi phí dự tính cho chuyến đi, bạn có thể lựa chọn đến Cần Thơ bằng máy bay, xe khách, ôtô hay xe máy.

Nếu đi bằng xe khách từ TP.HCM, bạn có thể liên hệ các hãng xe như Văn Lang, Thành Bưởi, Mai Linh, Phương Trang, Hoàng Long… Giá vé dao động từ 120.000-200.000 đồng một người một chiều. Thời gian di chuyển khoảng 3-3,5 tiếng. Lưu ý, bạn nên mua luôn vé chiều về để tránh trường hợp hết vé khi mua tuyến Cần Thơ – TP.HCM.

Xe máy: Từ TP.HCM, bạn theo quốc lộ 1 sau đó đến cầu Mỹ Thuận, rẽ trái theo hướng đi về Cần Thơ.

Tại Cần Thơ, bạn có thể thuê xe máy, di chuyển bằng taxi, xe bus hay tàu.

4. Ở đâu?

Nếu trọng tâm của hành trình là TP.Cần Thơ, bạn nên đặt phòng nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực trung tâm (gần bến Ninh Kiều). Giá phòng dao động từ 200.000-1.000.000 đồng tùy cơ sở vật chất. Ngoài ra, bạn có thể xin ngủ nhờ hay cắm trại ở vườn nhà dân.

5. Ăn gì?

kinh-nghiem-du-lich-can-tho-2

Vào mùa nước nổi, các loại cá từ thượng nguồn đổ về cũng thơm ngon, chắc thịt hơn.

Nếu đến vào các mùa khác trong năm, các món bạn nên thử ở vùng đất này là bánh bèo ăn chung với nước cốt dừa; bánh xèo, bánh tét lá cẩm, ba ba nấu mẻ, rắn hầm xả, các loại trái cây… Nếu đến Cần Thơ vào mùa nước nổi, các món bạn nên thử là lẩu cá linh bông điên điển, gỏi bông súng, cá lính kho tộ, cá linh hầm mía, bông điên điển xào tép, gỏi bông điên điển xoài khô cá lóc, chuột nướng…

6. Mua gì về làm quà

Để tiện, gọn cho việc di chuyển, bạn có thể mua các loại trái cây, đồ mỹ nghệ về làm quà. Ngoài ra, chuột đồng loại còn sống, cá linh, bông điên điển, bông súng… cũng là món quà độc đáo và thú vị cho bạn bè, người thân.

7. Các điểm tham quan

kinh-nghiem-du-lich-can-tho-4

Làng du lịch Mỹ Khánh

Làng du lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. KDL khá rộng, đáng chú ý nhất là nhà cổ bằng gỗ. Ngoài ra, các trải nghiệm nên có tại đây là nghe đờn ca tài tử, tham gia các hoạt động như một ngày làm nông dân, một ngày làm điền chủ, be nương bắt cá, tham quan làng nghề, đi xe ngựa, bơi thuyền, xem đua heo…

Chợ nổi Cái Răng có thời gian họp chợ từ 2-9h, trong đó, chợ hoạt đ6ọng nhộn nhịp nhất từ 2-5h. Để đến chợ, từ bến Ninh Kiều, bạn sẽ di chuyển khoảng 30 phút trên tàu. Ngoài mua nông sản, bạn đừng quên gọi cho mình tô bún, hủ tiếu hay cháo rồi ngồi bệt trên thuyền, xì xụp húp.

kinh-nghiem-du-lich-can-tho-3

Chợ nổi Cái Răng

Vườn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Vào mỗi sáng sớm hay chiều tối, đàn chin lại tấp nập bay đi kiếm ăn hay bay về – thời điểm đẹp nhất để khám phá vườn. Ngoài hai mốc thời gian trên, các hoạt động bạn nên có là đi lang thang trong vườn, ngắm các ổ trứng hay chim non chưa mở mắt, thưởng thức các món ăn đặc trưng của mùa nước nổi.

kinh-nghiem-du-lich-can-tho-5

Vườn cò Bằng Lăng là một trong những vườn chim lớn nhất miền Tây.

Chùa Ông nằm ở đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, là một trong những ngôi chùa của người Hoa ở Cần Thơ. Chùa được xây dựng từ năm 1894 – 1896 với kiến trúc độc đáo. Chùa thờ Quan Công – tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa – cùng các vị thần, phật như Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…

Lên thuyền khám phá các cù lao: Trên đường đến các cù lao để hái trái cây, bạn sẽ được hái bông điên điển, gỡ dớn bắt cá linh, ngắm những con rạch có lưu lượng nước gấp đôi hay thích thú tìm hiểu các cây xăng trên nhà bè…

(Theo Zing)

TIN LIÊN QUAN