Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN
     
(HNMO) – Nhằm nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức đối với ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 29-3, tại Hà Nội, Tổng Cục Du lịch đã phối hợp với Dự án EU-ESRT (Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do liên minh Châu Âu tài trợ) tổ chức Hội nghị phổ biến Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025 và các nội dung liên quan đến hội nhập du lịch của Việt Nam.

 

(HNMO) – Nhằm nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức đối với ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 29-3, tại Hà Nội, Tổng Cục Du lịch đã phối hợp với Dự án EU-ESRT (Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do liên minh Châu Âu tài trợ) tổ chức Hội nghị phổ biến Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025 và các nội dung liên quan đến hội nhập du lịch của Việt Nam.

 

 

Các nhà quản lý, chuyên gia giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp.
Đây là diễn đàn để các nhà quản lý – hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng như người lao động chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đánh giá cơ hội, khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Thách thức của ngành du lịch Việt Nam là phần lớn các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ, thiếu sự chuẩn bị và chưa sẵn sàng về năng lực để hội nhập. Do đó, diễn đàn này là dịp để các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN để chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động phù hợp. Bên cạnh đó, sự chậm trễ do chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo Luật việc làm cũng như hạn chế trong việc tìm sự đồng thuận giữa các bộ, ngành liên quan đã gây cản trở đáng kể đối với ngành Du lịch Việt Nam.

 

Để khắc phục các hạn chế trên, Dự án EU-ESRT đề xuất Việt Nam cần tiếp tục phổ biến và sử dụng Bộ tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách du lịch có trách nhiệm” như một nền tảng cơ bản để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thú vị. Cùng với đó, Việt Nam cần đẩy mạnh việc thực hiện thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) và Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) nhằm chuyên nghiệp hóa hơn nữa đội ngũ nhân lực du lịch và cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách.

* Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 tập trung phát triển theo định hướng phát huy những giá trị độc đáo và đa dạng của các nước thành viên nhưng vẫn đảm bảo tính trách nhiệm, bền vững và cân bằng.

Theo Chiến lược, dự kiến đến năm 2025, du lịch ASEAN sẽ:

– Đóng góp vào GDP của ngành sẽ tăng từ 12-15%.
– Thị phần ngành du lịch trong tổng cơ cấu việc làm sẽ tăng từ 3,7-7%.
– Chi tiêu bình quân trên đầu người của khách du lịch quốc tế tăng từ 877 USD lên 1.500 USD.
– Tăng thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế từ 6,3 đêm lên 8 đêm.
– Số lượng cơ sở lưu trú tăng từ 0,51 cơ sở/100 đầu người trong khối ASEAN lên 0,6 cơ sở/100 đầu người.
– Số người được cấp chứng chỉ các tiêu chuẩn du lịch ASEAN tăng từ 86-300 người.
– Các biện pháp thực hiện dự án chuỗi giá trị du lịch cộng đồng tăng từ 43-300.

Tin, ảnh: Linh Tâm

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/

TIN LIÊN QUAN