Các nhà quản lý, chuyên gia giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. |
Để khắc phục các hạn chế trên, Dự án EU-ESRT đề xuất Việt Nam cần tiếp tục phổ biến và sử dụng Bộ tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách du lịch có trách nhiệm” như một nền tảng cơ bản để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thú vị. Cùng với đó, Việt Nam cần đẩy mạnh việc thực hiện thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) và Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) nhằm chuyên nghiệp hóa hơn nữa đội ngũ nhân lực du lịch và cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách.
* Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 tập trung phát triển theo định hướng phát huy những giá trị độc đáo và đa dạng của các nước thành viên nhưng vẫn đảm bảo tính trách nhiệm, bền vững và cân bằng.
Theo Chiến lược, dự kiến đến năm 2025, du lịch ASEAN sẽ:
– Đóng góp vào GDP của ngành sẽ tăng từ 12-15%.
– Thị phần ngành du lịch trong tổng cơ cấu việc làm sẽ tăng từ 3,7-7%.
– Chi tiêu bình quân trên đầu người của khách du lịch quốc tế tăng từ 877 USD lên 1.500 USD.
– Tăng thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế từ 6,3 đêm lên 8 đêm.
– Số lượng cơ sở lưu trú tăng từ 0,51 cơ sở/100 đầu người trong khối ASEAN lên 0,6 cơ sở/100 đầu người.
– Số người được cấp chứng chỉ các tiêu chuẩn du lịch ASEAN tăng từ 86-300 người.
– Các biện pháp thực hiện dự án chuỗi giá trị du lịch cộng đồng tăng từ 43-300.
Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/
- Miền Tây trên bản đồ giao thông mới (29/05/2023)
- Tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Tây Bắc tại TP. Cần Thơ (06/04/2023)
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Triển khai các giải pháp đột phá nhằm phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với khu vực và thế giới (19/03/2023)
- Thành phố Cần Thơ có 7 điểm du lịch tiêu biểu cấp ĐBSCL (31/10/2022)
- Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm 2017 (27/04/2017)