10 chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam
     
Những chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam tiêu biểu cho hình thức kinh doanh truyền thống ở nước ta có thể xem là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách du lịch vì nét văn hóa hội họp, hoạt động kinh doanh buôn bán nhiều mặt hàng từ thực phẩm, nông sản, sản phẩm handmade, trái cây, rau củ…phục vụ nhu cầu mua bán sỉ và lẻ của thương lái mỗi ngày.
 
1. Chợ đầu mối Bình Điền – TPHCM
 
Chợ đầu mới Bình Điền quận 8

Chợ đầu mối nông sản Bình Điền tọa lạc đường Nguyễn Văn Linh quận 8 chuyên kinh doanh ngành hải sản, gia súc gia cầm, rau củ quả. Chợ Bình Điền được xem là chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam, hoạt động sầm uất chủ yếu từ khuya đến sáng, buôn bán hàng nghìn tấn nông, thuỷ, hải sản mỗi ngày. Rộng hơn 65 ha gồm 7 nhà lồng, 2 nhà kho, các bãi đậu xe và các công trình phụ trợ khác, chợ Bình Điền là trung tâm giao thương hàng hoá quan trọng, phục vụ hơn 9 triệu dân của TP.HCM và các vùng, miền lân cận. Cảnh buôn bán tấp nập không chỉ diễn ra bên trong mà còn ở bên ngoài nhà lồng chợ. Tuy nhiên, các hàng bên ngoài chợ chủ yếu phục vụ cho khách mua lẻ, với giá cả nhỉnh hơn đôi chút.
 
2. Chợ đầu mối Thủ Đức – TPHCM
 
 
Chợ đầu mối Thủ Đức

Chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 2002 trên mặt bằng 203.626 m2, bao gồm 1.584 sạp hàng, 3 khu nhà lồng cùng các công trình phụ trợ. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ đến hơn 2.800 tấn. Chợ bán buôn từ 21 giờ đến 4 giờ sáng thu hút hàng hóa nông sản thực phẩm của các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ, là nơi cung cấp hàng nông sản thực phẩm cho người dân thành phố…nhiều loại rau củ, hoa quả, mặt hàng nông sản phục vụ cho người dân, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố.
 
3. Chợ Lớn- Chợ Bình Tây – TPHCM
 
Chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là khu vực TPHCM

Đây là khu chợ của người Hoa có từ trước năm 1698, vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam. Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: chùa Bà Thiên Hậu, đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Hà Chương, Hội quán Ôn Lăng, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính… Ngoài ra, tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa lẫn thuốc nam của người Việt (Khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông).
 
4. Chợ Đồng Xuân- Hà Nội
 
Chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội

Ở phía Bắc nước ta có khu chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội với lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn được chia làm 3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Ngay từ cửa vào tầng trệt là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp xạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio…nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Khu vực tầng 2 bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa, đồ dành cho trẻ sơ sinh…, phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.
 
5. Chợ đầu mối Văn Quán- Hà Nội
 
Chợ đầu mối Văn Quán- Hà Nội

Vào nửa đêm tầm 23h tới 6h sáng hôm sau, với các loại rau củ nườm nượp được chở tới đây bằng các phương tiện ôtô, xe máy, xe thồ, xe máy kéo cải tiến… Ước tính có tới 200 tấn rau củ được tiêu thụ mỗi đêm. Nếu như chợ đầu mối Long Biên cung cấp hoa quả cho thị trường thì chợ Văn Quán lại cung cấp rau củ cho khu vực phía Tây Hà Nội. Các mặt hàng tại đây rất đa dạng về chủng loại và đặc biệt là các tiểu thương phải bán thật nhanh trước 6h sáng để giúp cho tài xế xe tải ra khỏi thành phố trước giờ cấm.
 
6. Chợ Sơn Trà – TP Đà Nẵng
 
Chợ đầu mối hải sản lớn nhất Đà Nẵng

Được xem là chợ đầu mối hải sản lớn nhất miền Trung khi mỗi ngày có hàng trăm thương lái đến thu mua hải sản để chở về phân phối tại các chợ ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Từ 1-5 giờ sáng, tàu thuyền đã bắt đầu cập cảng Thọ Quang để đưa cá vào bờ để thương lái tụ tập thu mua để kịp giờ đưa về các chợ. Nhiều loại hải sản mà ngư dân miền Trung đánh bắt được đưa về đây phong phú với đủ loại như cá nục, cá ngừ, cá chuồn, cá mú, cá kè đến mực ống, mực lá, bạch tuộc, tôm, ghẹ… Ở cảng cá này, nhiều khách du lịch hay người dân địa phương muốn mua lẻ với số lượng khoảng vài kg cũng được chủ tàu bán với giá rất rẻ. Giá hải sản ở đây thường rẻ hơn rất nhiều so với giá bán lẻ ở chợ, có loại rẻ bằng phân nửa so với giá bán lẻ.
 
7. Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
 
Chợ nổi Cái Răng

Chợ đầu mối lớn nhất ở Miền Tây chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).
 
8. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
 
Chợ nổi Ngã Bảy- Hậu Giang

Còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915 và rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Chợ trên sông này là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Ngã Bảy có lượng hàng hóa đa dạng và rất phong phú, nhất là trái cây, hàng nông sản, ngoài ra còn có chiếu, hang thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.
 
9. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
 
Chợ nổi Cái Bè

Đây là địa điểm tham quan đặc sắc nhất ở Tiền Giang và là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách đến từ nay, chương trình tham quan Chợ nổi Cái Bè thuộc chương trình 3, 4, 5 của công ty cổ phần du lịch Tiền Giang. Chợ nổi Cái Bè diễn ra các hoạt động buôn bán rất đa dạng từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Chợ nổi tiếng nhất là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng nhất là trái cây chuyên canh của Tiền Giang như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khóm Tân Lập, cam, bưởi, quýt Cái Bè.
 
10. Chợ đầu mối Liên Nghĩa – Lâm Đồng
 
Chợ đầu mối Liên Nghĩa

Là chợ nổi tiếng nhất Tây Nguyên được xây dựng trong năm 2012 rộng trên 162.000 m2, quy mô 200 gian hàng và khu trưng bày bán lẻ với 500 cửa hàng. Chợ có tổng kinh phí xây dựng 377 tỷ đồng bao gồm 22 hạng mục: sân đậu xe, nhà lồng chợ, lò sấy, kho lạnh, khu mua sắm, trạm kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, 600-800 ô (vựa), mỗi ô rộng 20-30 m2. Tất cả các loại nông sản của tỉnh Lâm Đồng sau khi thu hoạch được vận chuyển về chợ đầu mối này rồi tỏa đi đến nhiều siêu thị và chợ đầu mối khác thuộc các tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam để tiêu thụ.
 
Nguồn: https://10hay.com
TIN LIÊN QUAN