Tục xin chữ - cho chữ những ngày Tết đến xuân về

Không biết từ bao giờ, cứ chờ đến năm hết, Tết đến, xuân sang, trên khắp phố phường và những vùng quê văn vật khắp mọi miền quê, nhiều những ông Đồ hay chữ, bày nghiên bút, giấy bản nhuộm điều, niềm nở đón người qua đường ghé xuống cầu xin con chữ. Người cho chữ là ông Đồ túc nho và người xin chữ thường là những chủ nhà cầu mong những tin mừng và vận hội mới trong cuộc đời và đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành thi cử. Khi xin được câu đối hay con chữ linh thiêng như ý, đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và cho học hành thi cử. Điều đó trở thành nét đẹp trong văn hóa học của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam ta từ nhiều thế kỷ nay, ngày càng được nối tiếp, thừa kế và phát huy đến cao độ.
Xem thêm

Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống gắn phát triển du lịch ở Tiền Giang

Những năm gần đây, lễ hội văn hoá truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch.
Xem thêm

Tục thả diều trong lễ hội xuân

Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang đậm giá trị truyền thống dân tộc và là một thành tố quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Trong tất cả các lễ hội, đặc biệt là lễ hội vui xuân thì không thể thiếu các trò chơi dân gian. Cũng thông qua các trò chơi này mà mọi người hòa nhập và gần gũi với nhau.
Xem thêm

Các Di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam

Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam có 10 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Xem thêm

Nét ẩm thực đa dạng của miền Nam

Nếu như ẩm thực miền Bắc tinh tế và cầu kỳ, miền Trung thanh đạm thì ẩm thực miền Nam lại đơn giản mà đậm đà, hệt như cách sống giản đơn – chân chất nhưng nghĩa tình của người dân nơi đây vậy.
Xem thêm

Độc đáo cây bẹo trong các chợ nổi miền Tây

Khi đến các chợ nổi vùng Tây Nam Bộ du khách sẽ trông thấy nhiều cây bẹo trông rất lạ mắt, treo lủng lẳng các loại sản vật địa phương như một cách quảng bá cho sản phẩm mà chủ ghe đang bán.
Xem thêm

Ẩm thực Nam Bộ, đau đáu hương vị cội nguồn

“Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục. Nhưng đi sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thì rất nhiều” (Đại văn hào Balzac). Món ăn của người Việt đặc sắc, nổi tiếng đến nỗi ông Phi líp Kốt lơ, cha đẻ của Marketing hiện đại khuyên là nên lấy “ẩm thực” làm đột phá khẩu trong chiến dịch truyền bá thương hiệu Việt trên toàn thế giới. Ẩm thực dân gian, cách thức ăn uống của từng vùng, từng làng xóm được bắt rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của địa phương. Và là một nội dung quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, phong vị dân tộc, phong vị quê hương, tác động rất lớn vào tâm tư tình cảm, vào cách ứng xử của mỗi con người.
Xem thêm

Sự giao lưu trong văn hóa ẩm thực Nam bộ

Nam bộ là vùng đất mới khai phá, nơi chung sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Cho nên, vùng đất này về phương diện văn hóa – tín ngưỡng có sự pha tạp, giao thoa lẫn nhau. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, về một phương diện nào đó, đều lưu giữ lại những nét riêng của bản sắc văn hóa dân tộc.
Xem thêm

Chiếc xáng và cuộc khẩn hoang miền Nam

Ở ĐBSCL có nhiều địa danh liên quan đến chiếc xáng như: Xáng Cụt, Vàm Xáng, Búng Xáng… Người miền Nam từ sự ngỡ ngàng trước một con "quái vật bằng sắt", như lời nhà Nam bộ học Sơn Nam thuật lại, đã dần quý mến những công trình, công dụng mà chiếc xáng mang đến. Vậy rồi người đời xưa đã xúc cảm biết bao khi nhìn cảnh: "Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy".
Xem thêm

Áo bà ba, nét đẹp phương nam

Trải qua nhiều thời đại, chiếc áo bà ba vẫn còn thông dụng đối với mọi người, nhất là lớp trung niên trở lên. Đây chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời gây ấn tượng khó quên của dân tộc Việt Nam, một đất nước có truyền thống văn hóa đầy tính sáng tạo, đổi mới để tồn tại vượt qua thời gian và không gian…
Xem thêm

Những người “giữ nghề” cho muôn đời

Có những sản phẩm quê hương gắn liền với những địa danh sinh ra nó. Những chiếc chiếu Tà Niên và cái nồi ở Hòn Đất (Kiên Giang) là thế! Với lòng say mê nghề truyền thống, ông Lê Văn Kiếm và bà Lê Thị Sa đã được những người dân trong vùng gọi họ là “Ông trùm, bà trùm”. Học nghề rồi mưu sinh với nghề, đem hết công sức của mình để giữ gìn và phát triển nghề. Đến nay, đã gần 70 tuổi, hai người họ Lê vẫn sống chết với nghề và làm tất cả những gì có thể để giữ nghề cho muôn đời sau.
Xem thêm

Mong chờ những khúc hát ru

Hát ru là nếp sinh hoạt văn hóa dân dã tự nhiên, có truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em hay bất cứ một người nào đều có thể hát ru đưa trẻ thơ vào giấc ngủ. Lời ru thường là những câu ca dao, đồng dao giản dị mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú và tinh tế được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm